17 điều luật bóng đá cơ bản tiêu chuẩn mà bạn cần phải biết


Luật bóng đá được ban hành bởi IFAB - International Football Association Board ( Ủy ban Bóng đá Quốc tế). Đây Là hệ thống các quy định thống nhất được sử dụng trong các trận đấu quốc tế và trên toàn thế giới.

1. Quy định về kích thước sân cỏ

Theo luật bóng đá hiện hành, một sân bóng tiêu chuẩn có hình chữ nhật với chiều dài lên tới 105m, chiều rộng là 68m. Các cạnh của hình chữ nhật này sẽ hình thành nên giới hạn cho sân đấu, được gọi là các đường biên ngang và biên dọc.

Người ta sẽ kẻ một đường ngang ở chính giữa để chia sân đấu làm hai nửa. Mỗi đội sẽ bảo vệ cầu môn được đặt ở phần sân của mình và cố gắng tấn công cầu môn ở phía bên kia chiến tuyến.

Tâm của sân đấu được quy định là điểm phát bóng. Từ điểm phát bóng, người ta sẽ kẻ một vòng tròn, gọi là vòng tròn trung tâm. Vòng tròn trung tâm phải có bán kính là 9m15. Ở cuối mỗi nửa sân sẽ là vòng 16m50 – hay còn gọi là vòng cấm.

2. Quy định về quả bóng

Theo luật bóng đá, quả bóng sẽ có dạng hình cầu với kích thước được phân loại từ 1 đến 5. Các trận đấu tại các giải đấu chuyên nghiệp sẽ sử dụng bóng loại 5 với trọng lượng từ 410-450g, được bơm ở áp suất 0,6-1,1 và có chu vi rơi vào khoảng 70cm.

3. Quy định về số lượng cầu thủ

Đối với một trận bóng tiêu chuẩn, mỗi đội sẽ có 11 người trên sân, bao gồm 1 thủ môn cùng với 10 cầu thủ. Trước đây, mỗi đội sẽ có 3 quyền thay người/trận. Thế nhưng theo luật chơi bóng đá mới nhất, mỗi đội sẽ được phép thay 5 người/trận.

4. Luật bóng đá về trang bị cho các cầu thủ

Để bảo vệ cho các cầu thủ, giày bóng đá chuyên dụng, vớ chuyên dụng cùng với tấm bảo vệ ống đồng là bắt buộc. Ngoài ra, mỗi đội sẽ có đồng phục của riêng mình để phân biệt cầu thủ của đôi bên.

5. Quy định về trọng tài chính

Luật bóng đá quy định một trận đấu sẽ được điều khiển bởi một trọng tài chính. Họ là người có quyền quyết định tối cao trên sân, vì thế người ta mới gọi đây là những “vị vua áo đen”.

Xem chi tiết: Trọng tài là gì? Một trận bóng đá có mấy trọng tài?

6. Trợ lý trọng tài

Một trận đấu bóng đá đôi khi sẽ có những thời điểm diễn ra với tốc độ rất cao khiến cho sức một người khó lòng có thể bao quát hết được. Vì thế, cần có các trợ lý trọng tài hỗ trợ cho trọng tài chính.

7. Thời gian thi đấu của một trận đấu chuyên nghiệp là bao lâu?

Một trận đấu bóng đá sẽ có hai hiệp, mỗi hiệp kéo dài 45 phút kèm thêm thời gian bù giờ. Thời gian bù giờ là để bù cho những lúc trận đấu bị gián đoạn.

Đối với các trận đấu loại trực tiếp, nếu kết quả bất phân thắng bại sau 90 phút, hai đội sẽ đá thêm hai hiệp phụ, mỗi hiệp kéo dài 15 phút trước khi bước vào loạt sút luân lưu nếu cần.

8. Luật thi đấu bóng đá về việc bắt đầu/tái khởi động trận đấu

Trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài sẽ tung đồng xu để xác định đội giao bóng trước. Nếu đội A giao bóng trước trong hiệp một, vậy đội B sẽ giao bóng trước trong hiệp hai. Khi một đội phải nhận bàn thua, quyền giao bóng sẽ thuộc về đội bị thủng lưới.

9. Thế nào là bóng trong cuộc? Thế nào là bóng ngoài cuộc

Bóng trong cuộc là khi hai đội đang tiến hành giao đấu với nhau. Ngược lại, bóng ngoài cuộc khi bàn thắng xuất hiện, khi trọng tài tạm dừng trận đấu hoặc khi bóng bay ra khỏi đường biên.

10. Khi nào bàn thắng xuất hiện?

Bàn thắng xuất hiện khi bóng lăn hoàn toàn qua vạch vôi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu bàn thắng không được ghi đúng luật bóng đá, nó sẽ không được công nhận.

11. Việt vị

Luật việt vị quy định rằng một cầu thủ không được đứng dưới cầu thủ thấp nhất của đối phương. Trong số các luật bóng đá, việt vị là điều luật quan trọng nhất. Nó là lý do người ta phải phát mình ra các sơ đồ chiến thuật, các mảng miếng tấn công - phòng ngự.

Xem chi tiết: Việt vị là gì? Quy tắc áp dụng và cách phá bẫy việt vị hiệu quả

12. Những hành vi bị cấm trong bóng đá

Luật bóng đá yêu cầu cầu thủ đôi bên không được phạm lỗi, xúc phạm và đánh nguội đối phương. Nếu một cầu thủ phạm lỗi, đội bóng của anh ta sẽ phải chịu một quả phạt, và bản thân anh ta cũng có nguy cơ nhận thẻ vàng cảnh cáo hoặc thẻ đỏ - bị truất quyền thi đấu.

Xem chi tiết: 

13. Quy định về đá phạt

Một đội sẽ được quyền đá phạt nếu cầu thủ của họ bị truy cản trái phép. Tất nhiên, quả phạt sẽ chẳng có ý nghĩa nếu cầu thủ đối phương đứng chắn ngay trước bóng. Vì thế theo luật bóng đá, hàng rào phải được tạo cách điểm đá phạt một khoảng cách nhất định.

14. Phạt đền/Penalty

Vòng 16m50 là khu vực cho phép các thủ môn được sử dụng tay, đồng thời cũng là khu vực cấm các cầu thủ thủ dùng tay chơi bóng cũng như là phạm lỗi với cầu thủ đối phương. Nếu điều đó xảy ra, đội phòng ngự sẽ phải chịu phạt đền.

Phạt đền là quả phạt không có hàng rào chắn, được thực hiện ở khoảng cách chỉ 11m. Vì thế trong những tình huống này, thường thì cơ hội thắng của các thủ môn sẽ không cao.

Xem chi tiết: Penalty là gì? Những điều cần biết thêm về penalty

15. Khi nào các cầu thủ ném biên?

Nếu bóng đi ra khỏi biên dọc, đội nào có cầu thủ chạm vào bóng cuối cùng sẽ mất quyền ném biên vào tay đội kia.

16. Khi nào phạt góc xuất hiện?

Phạt góc xuất hiện khi bóng đi ra khỏi biên ngang, với điều kiện người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ của đội phòng ngự.

Xem chi tiết: Phạt Góc Là Gì? Khi Nào Được Đá Phạt Góc Trong Bóng Đá?

17. Luật phát bóng

Nếu bóng đi hết đường biên ngang và cầu thủ của đội tấn công chạm bóng cuối cùng, thủ môn hoặc hậu vệ đội phòng ngự sẽ là người đưa bóng trở lại cuộc chơi.

Trên đây là 17 điều luật bóng đá cơ bản mà thethaoso muốn gửi tới các bạn. Hãy tiếp tục đồng hành với chúng tôi để luôn được sống trọn đam mê với môn thể thao vua nhé.

 


Nguồn: 17 điều luật bóng đá cơ bản tiêu chuẩn mà bạn cần phải biết

Post a Comment

Previous Post Next Post